Viêm gan E (HEV) là loại bệnh truyền nhiễm qua đường tiêu hóa, phát triển mạnh ở các nước nhiệt đới, vệ sinh môi trường kém, thường xuyên có lũ lụt. Virus HEV chính là nguyên nhân gây viêm gan cấp rời rạc và thành dịch.
Viêm gan E là bệnh gì?
Viêm gan E là bệnh gan do virus viêm gan E (HEV) gây nên. HEV là một loại virus chuỗi đơn RNA, dương và không có vỏ bọc.
Virus viêm gan E lây truyền chủ yếu qua nước uống bị ô nhiễm, thường tự giới hạn và khỏi trong vòng 4-6 tuần. Đôi khi, bệnh phát triển thành dạng kịch phát (suy gan cấp), có thể dẫn đến tử vong.
Virus viêm gan E được tìm thấy trong các chất thải, phân, rác, nguồn nước bị ô nhiễm…, do tác động của môi trường là mưa và lũ lụt nên chúng có thể bám vào thực phẩm, nguồn nước khiến chúng xâm nhập vào cơ thể con người, gây nên bệnh HEV.
Nguyên nhân gây bệnh HEV
Viêm gan E là bệnh viêm gan do virus HEV gây ra. Bệnh chủ yếu lây qua đường phân – miệng. Virus viêm gan E được đào thải qua đường phân của người hoặc động vật bị nhiễm, sau đó qua đường nước uống, đồ ăn bị nhiễm mầm bệnh không được nấu chín lây cho người bệnh khác.
Lý do là virus viêm gan E có trong phân, rác, nước thải khi mưa lũ về làm tràn ngập các vùng đất bẩn có chứa các vi sinh vật gây bệnh, trong đó có virus viêm gan A, E. Virus viêm gan E được đưa đến nhiều vùng dọc theo triền sông.
Từ nước, virus bám vào thức ăn như rau, thực phẩm (do dùng nước sông, ao hồ để rửa), nước uống. Khi con người ăn, uống phải loại thức ăn, nước uống đó sẽ mắc bệnh. Tuy vậy, mắc bệnh HEV chỉ chiếm một tỷ lệ dưới 10%, nhưng điều đáng nói ở đây là bệnh dễ trở thành ác tính, có tỷ lệ tử vong khoảng 0,5 – 4%.
Virus viêm gan E có nhược điểm là sức đề kháng rất kém khi ra bên ngoài môi trường, chỉ cần đun sôi trong vòng từ 1 – 2 phút là có khả năng tiêu diệt được chúng.
Các con đường khác có thể lây nhiễm nhưng chiếm tỷ lệ nhỏ bao gồm:
- Ăn thịt hoặc sản phẩm làm từ thịt sống hoặc không được nấu chín lấy từ động vật bị nhiễm.
- Truyền máu, chế phẩm máu của người đang bị HEV cho người khác.
- Lây truyền dọc từ mẹ sang con trong thời kỳ mang thai.
Những triệu chứng của bệnh HEV
Thời gian ủ bệnh sau khi bệnh nhân bị lây nhiễm virus viêm gan E trong khoảng từ 3-8 tuần, và trung bình là 40 ngày. Đặc biệt, những giai đoạn phát triển của bệnh trong thời gian lây nhiễm được cho là không rõ ràng.
Virus viêm gan E chính là nguyên nhân gây viêm gan cấp rời rạc và thành dịch. Trong đó, sự lây nhiễm HEV sẽ xuất hiện những triệu chứng thường gặp nhất trong độ tuổi từ 15-40 tuổi. Theo thống kê, sự lây nhiễm HEV phổ biến nhất tại trẻ em, và gần như không xuất hiện triệu chứng của bệnh, hoặc chỉ rất nhẹ, thường không có triệu chứng vàng da nên rất khó khăn trong chẩn đoán.
Những triệu chứng điển hình của bệnh lý do virus HEV gây ra như:
- Biếng ăn (không có cảm giác ngon miệng)
- Vàng da (vàng mắt, vàng da, phân nhạt màu và nước tiểu sẫm màu)
- Gan phồng to, ấn đau
- Buồn nôn và thường xuyên nôn mửa
- Sốt cao
Thông thường, các triệu chứng của bệnh HEV sẽ rất khó phân biệt với các giai đoạn cấp của những bệnh viêm gan do virus khác gây nên, thường kéo dài 1-2 tuần. Trong những trường hợp hiếm gặp thì bệnh viêm gan E cấp tính sẽ dẫn đến tình trạng viêm gan tối cấp (tức là suy gan cấp) và có thể gây ra tử vong.
Sự nguy hiểm của bệnh viêm gan E
Phần lớn các bệnh nhân nhiễm virus viêm gan E không có bộc lộ triệu chứng rõ rệt. Thường bệnh nhân có thể tự đào thải virus ra khỏi cơ thể sau 2-6 tuần. Một số ít trường hợp có thể tiến triển gây biến chứng nặng như xơ gan, suy gan, tử vong, nhất là đối với phụ nữ đang mang thai.
Khảo sát cho thấy, phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai có tỷ lệ dễ mắc phải viêm gan tối cấp cao hơn so với người bình thường, có nguy cơ cao bị những biến chứng sản khoa và có thể bị tử vong vì HEV. Đặc biệt, HEV có tỷ lệ tử vong khoảng 20% đối với thai phụ trong quý thứ ba của thai kỳ.
Bệnh viêm gan E trở nên nguy hiểm hơn đối với người mắc bệnh gan mạn tính, người ghép gan, sử dụng thuốc ức chế miễn dịch hoặc rối loạn chức năng gan. Cũng giống như các loại viêm gan khác, biến chứng có thể gặp ở bệnh viêm gan E bao gồm:
- Giảm tiểu cầu.
- Viêm tụy cấp.
- Huyết tán, giảm sản tủy.
- Biến chứng thần kinh: viêm não màng não cấp, teo cơ thần kinh,…
- Rối loạn miễn dịch: viêm cầu thận, viêm cầu thận, hội chứng cryoglobulin niệu…
Chẩn đoán bệnh HEV
Do các triệu chứng điển hình của bệnh viêm gan E cấp gần tương tự với những triệu chứng của viêm gan do các virus khác gây ra, vậy nên không thể chỉ tham gia chẩn đoán dựa trên những triệu chứng lâm sàng để phân biệt viêm gan E với những loại viêm gan do các virus khác.
Hiện nay, chẩn đoán lây nhiễm HEV được dựa trên sự phát hiện của những kháng thể như IgG và IgM vốn đặc hiệu với các loại virus này trong máu của người bệnh.
- Xét nghiệm máu: Đây được cho là phương pháp tối ưu nhất để phát hiện virus viêm gan E. Dựa vào kháng thể IgM và IgG đặc hiệu với HEV ở trong máu sẽ cho biết người bệnh có bị nhiễm hay không.
- Xét nghiệm PRC: Xét nghiệm này dựa vào phản ứng chuỗi polymerase sao chép ngược để có thể phát hiện ra RNA của lại virus này trong máu hoặc phân của người bệnh
Ngoài ra, một loại xét nghiệm khác là phản ứng chuỗi polymerase có sao chép ngược cũng có thể được sử dụng nhằm phát hiện RNA (HEV- RNA) của loại virus HEV trong máu/ phân người bệnh. Nhưng hiện nay xét nghiệm HEV- RNA chỉ được thực hiện tại những cơ sở xét nghiệm chuyên ngành.
Điều trị bệnh viêm gan E
Đa số các trường hợp bệnh nhân mắc phải HEV đều không cần nhập viện vì virus viêm gan E thường có thể tự giới hạn mà không cần phải điều trị. Tuy nhiên, những bệnh nhân bị viêm gan E tối cấp thì việc nhập viện để điều trị là điều cần thiết. Ngoài ra, bệnh nhân là phụ nữ mang thai xuất hiện triệu chứng nhiễm HEV cũng cần được xem xét nhập viện để theo dõi tình trạng sức khỏe.
Viêm gan E cấp tính
Hiện nay, bệnh HEV cấp vẫn chưa có thuốc có thể điều trị, hay làm thay đổi quá trình phát triển viêm gan E cấp tính. Do đó, các bác sĩ chuyên khoa thường tư vấn các liệu pháp hỗ trợ.
Bệnh nhân được khuyên nên thực hiện ăn uống đầy đủ những chất dinh dưỡng và chất lỏng, kết hợp nghỉ ngơi, không uống rượu bia và cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi uống bất kỳ loại thuốc nào có thể để lại những tổn hại cho gan, đặc biệt là các loại Acetaminophen.
Hiện nay, bệnh HEV cấp vẫn chưa có thuốc có thể điều trị, hay làm thay đổi quá trình phát triển HEVc sĩ chuyên khoa thường tư vấn các liệu pháp hỗ trợ. Bệnh nhân được khuyên nên thực hiện ăn uống đầy đủ những chất dinh dưỡng và chất lỏng, kết hợp nghỉ ngơi, không uống rượu bia và cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi uống bất kỳ loại thuốc nào có thể để lại những tổn hại cho gan, đặc biệt là các loại acetaminophen.
Viêm gan E mạn tính
Đối với bệnh HEV mạn, Ribavirin để điều trị bệnh này dù đây không phải loại thuốc được quy định nhằm điều trị bệnh HEV mạn. Bởi việc sử dụng một liều lượng thấp thuốc Ribavirin trong thời gian 3 tháng cho thấy có thể làm sạch được HEV trong máu thuộc 2/3 số trường hợp bệnh nhân mắc phải viêm gan E mạn. Ngoài ra, những phương pháp điều trị khác sẽ có thể bao gồm Peginterferon hoặc kết hợp giữa Peginterferon và Ribavirin. Bệnh nhân sẽ sử dụng theo liều lượng được chỉ định từ các bác sĩ chuyên khoa, kết hợp nghỉ ngơi và ăn uống điều độ.
Kết hợp với việc uống thuốc người bệnh cũng cần phải:
- Nghỉ ngơi để phục hồi lại sức khỏe, sau khi khỏi thì cũng chỉ nên làm việc nhẹ nhàng và từ từ.
- Tránh vận động mạnh, làm việc quá sức hay quá nặng để bệnh không tái phát lại.
- Thường xuyên bổ sung nước cho cơ thể, đặc biệt là các loại trái cây hay sinh tố.
- Có một chế độ ăn đảm bảo an toàn vệ sinh và đủ chất dinh dưỡng.
- Tránh không uống chất có cồn như rượu bia và nó sẽ gây tổn hại lớn cho gan.
Phòng tránh nhiễm bệnh viêm gan E
Nguyên nhân chủ yếu gây bệnh viêm gan E là do ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ô nhiễm nguồn nước sau lũ lụt. Vì thế cần phải vệ sinh môi trường tốt, đặc biệt là sau mưa lũ, đồng thời có biện pháp xử lý chất thải tốt ở các vùng triền sông và miền núi.
- Để phòng ngừa hiệu quả viêm gan virus E, cần bổ sung đủ chất dinh dưỡng, ăn uống lành mạnh và khoa học. Ăn nhiều hoa quả tươi, rau xanh, thực phẩm giàu vitamin, protein, thịt, cá để hệ miễn dịch và sức đề kháng được cải thiện, sức khỏe của gan và sức khỏe tổng thể được nâng cao.
- Thực phẩm cần đảm bảo vệ sinh, được rửa sạch và nấu chín kỹ. Nên dùng nguồn nước sạch, không uống hoặc dùng nước không rõ nguồn gốc, không đảm bảo vệ sinh. Đồng thời không ăn các động vật có vỏ sống tại vùng nước nhiễm khuẩn, không ăn thịt động vật sống, còn tái hoặc chưa nấu chín kỹ.
- Trước khi chế biến thức ăn, trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh hoặc tiếp xúc với vật dụng công cộng, nên dùng nước sạch và xà phòng diệt khuẩn vệ sinh tay.
- Tăng cường giữ gìn vệ sinh cá nhân.
- Luyện tập thể thao và vận động mỗi ngày để thể trạng, hệ miễn dịch, sức đề kháng được nâng cao. Điều này sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của các biện pháp phòng ngừa. Khám sức khỏe và kiểm tra chức năng gan định kỳ.
- Đặc biệt đối với phụ nữ mang thai – nhóm đối tượng có nguy cơ biến chứng cao, nếu có triệu chứng nghi ngờ bị bệnh, nên đi khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Leave a reply