Bệnh ung thư gan là thường phát triển trong âm thầm, hầu hết những triệu chứng giai đoạn đầu của bệnh ung thư gan rất nghèo nàn và đều bị bỏ qua và thường ít để ý cho tới khi bệnh đã chuyển biến nặng.

Ung thư gan hay còn gọi là ung thư gan nguyên phát, là sự phát triển và lan rộng nhanh chóng của các tế bào không lành mạnh trong gan. Khi các tế bào gan ung thư hóa, gan không thể thực hiện chức năng thích hợp, dẫn tới các tác động có hại và nghiêm trọng đến cơ thể.

Bệnh ung thư gan phát sinh bởi nhiều nguyên nhân. Trong đó, nguyên nhân chủ yếu là do người bệnh bị nhiễm virus viêm gan B hoặc viêm gan C. Ngoài ra, việc để cơ thể hấp thụ aflatoxin B1 (một loại độc tố vi nấm có khả năng gây ung thư được sản sinh tự nhiên bởi nấm mốc Aspergillus có trong đậu hoặc ngô hỏng) hay quá nhiều chất cồn cũng có thể trở thành nguyên nhân gây nên ung thư gan.

Ở thời kì đầu, các triệu chứng của ung thư gan thường không được thể hiện rõ rệt nên rất khó để bệnh nhân xác định mình đã nhiễm bệnh hay chưa. Vậy nên khi cơ thể thường xuyên xuất hiện những dấu hiệu sau đây, bạn cần chú ý theo dõi và tìm đến bác sĩ để kiểm tra.

Các triệu chứng của ung thư gan

Hầu hết những triệu chứng sớm của bệnh ung thư đều bị bỏ qua vì tưởng chừng chỉ là một phản ứng bình thường của cơ thể. Bác sĩ khuyến cáo người dân nên chú ý các dấu hiệu cảnh báo ung thư gan như sau:

  • Mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, nôn.
  • Ớn lạnh, ra nhiều mồ hôi.
  • Nhanh no hoặc đầy hơi sau khi ăn.
  • Thường xuyên bị sốt cao.
  • Da mặt sạm đen (do suy giảm chức năng chuyển hóa melanin của gan).
  • Đau vùng bụng trên, bên phải.

Ở giai đoạn muộn hơn, ung thư gan biểu hiện qua các triệu chứng:

  • Cơn đau hạ sườn phải ngày càng tăng.
  • Gan nở to hoặc có khối u, người bệnh có thể sờ thấy.
  • Trướng bụng (do tụ dịch trong bụng).
  • Luôn có cảm giác ngứa da (do tăng lượng bilirubin trong máu).
  • Vàng da, niêm mạc và kết mạc mắt cũng bị vàng.
  • Đi phân nhạt màu, nước tiểu sẫm màu.
  • Chảy máu bất thường (chảy máu lợi ở răng, xuất huyết dưới da).
  • Sụt cân đột ngột, không rõ nguyên nhân.

Nguyên nhân phổ biến gây ung thư gan là gì?

Hiện khoa học chưa xác định rõ nguyên nhân gây ung thư gan. Tuy nhiên một số yếu tố đã được chứng minh là làm tăng nguy cơ mắc phải căn bệnh này:

  • Xơ gan
  • Viêm gan B và viêm gan C
  • Rượu, bia
  • Các yếu tố khác: Giới tính, di truyền, ô nhiễm môi trường và thực phẩm kém vệ sinh.
Sử dụng nhiều rượu bia là những nguyên nhân gây ra bệnh

Các phương pháp điều trị ung thư gan

Phẫu thuật ung thư gan

Phẫu thuật là phương pháp được chỉ định cho bệnh nhân phát hiện ung thư gan trong giai đoạn sớm. Có 3 loại phẫu thuật điều trị ung thư gan là:

  • Phẫu thuật cắt gan
  • Thắt động mạch gan
  • Ghép gan

Phương pháp điều trị ung thư gan không phẫu thuật

Những bệnh nhân ung thư gan không thể thực hiện phẫu thuật sẽ được chỉ định các phương pháp điều trị sau:

  • Xạ trị ung thư gan
  • Phá hủy u gan qua da dưới hướng dẫn của siêu âm
  • Các phương pháp khác: Nút mạch hóa chất qua đường động mạch TACE, nút mạch bằng hạt vi cầu phóng xạ (TARE hoặc SIRT), hóa trị, liệu pháp miễn dịch.

Điều trị bằng thuốc

Y học đã tìm ra nhiều loại thuốc ung thư gan có tác dụng tiêu diệt tế bào ung thư, thường dùng như phương pháp hỗ trợ điều trị. Các thuốc chống ung thư hiện được sử dụng như: Mitomycin, doxorubicin, cisplatin,… Không phải tất cả bệnh nhân có thể điều trị ung thư bằng thuốc, chỉ trường hợp tế bào ung thư bị đột biến ở gen nhất định.

Các phương pháp điều trị ung thư gan có thể chữa khỏi bệnh hoàn toàn hoặc chỉ có tác dụng duy trì, kéo dài sự sống cho người bệnh tùy thuộc vào khả năng đáp ứng cũng như giai đoạn ung thư. Việc hiểu về các phương pháp này sẽ giúp bệnh nhân có lựa chọn và tin tưởng điều trị hơn.

Phòng ngừa ung thư gan như thế nào?

Tiêm vacxin ngừa viêm gan B

  • Cho đến nay, chưa có thuốc đặc hiệu điều trị viêm gan B. Tiêm vacxin viêm gan B trong vòng 24 giờ đầu sau khi sinh là cách tốt nhất để phòng lây truyền viêm gan B từ mẹ sang con. Ở người lớn, tất cả các đối tượng chưa bị nhiễm virus viêm gan B cần tiêm chủng càng sớm càng tốt để phòng bệnh viêm gan B.

Kiểm soát nguy cơ viêm gan siêu vi C

  • Bệnh viêm gan C hiện chưa có vacxin phòng ngừa. Bản thân mỗi người cần nâng cao ý thức tự bảo vệ mình khỏi nhiễm bệnh bằng cách tránh các con đường lây truyền của bệnh, kiểm tra sức khỏe và tầm soát bệnh định kỳ.

Chế độ dinh dưỡng

  • Ăn nhiều rau quả và trái cây (các loại rau lá xanh, cà rốt, khoai tây và trái cây họ cam quýt), sử dụng chế phẩm từ sữa, uống trà (đặc biệt lá trà tươi), không chọn thức ăn bị mốc (đặc biệt là đậu nành, lạc, khoai lang, mía, dầu đậu phộng), nói “không” với thực phẩm chứa lượng muối cao, hạn chế đồ ăn giàu protein, hạn chế tối đa rượu, bia.

Duy trì thói quen sống lành mạnh

  • Chú ý nghỉ ngơi phù hợp, vận động ngoài trời với cường độ phù hợp, biết cách kiểm soát cảm xúc, luôn giữ tinh thần lạc quan.