Khi gan bị nhiễm độc, bị tổn thương lâu dần sẽ dẫn tới viêm gan mạn tính, xơ gan, ung thư gan…. và ảnh hưởng đến các bộ phận khác trong cơ thể. Do đó, nhận biết dấu hiệu, triệu chứng gan nhiễm độc sớm để chủ động tìm cách giải độc, bảo vệ gan đồng thời giảm nguy cơ tổn thương gan.
Viêm gan nhiễm độc là gì?
Viêm gan do nhiễm độc là tình trạng viêm của gan để phản ứng với một số chất mà bạn tiếp xúc. Viêm gan do nhiễm độc có thể do rượu, hóa chất, thuốc hoặc các loại dinh dưỡng bổ sung.
Trong một số trường hợp, viêm gan do nhiễm độc tiến triển trong vòng vài giờ hoặc vài ngày sau khi tiếp xúc với chất độc. Trong các trường hợp khác, nó có thể mất vài tháng sử dụng thường xuyên trước khi các dấu hiệu và triệu chứng xuất hiện.
Viêm gan nhiễm độc thường biến mất ngay khi ngừng tiếp xúc với chất độc. Tuy nhiên, chúng lại có thể làm tổn thương gan về lâu dài: hình thành các mô sẹo ở gan (xơ gan), lâu dần biến chứng ung thư gan, nếu bạn không có cách “thải độc gan” hiệu quả.
Nguyên nhân gây nhiễm độc gan
Nhiễm độc gan là tình trạng gan bị tổn thương, dẫn đến viêm ở gan. Có nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng gan nhiễm độc, nhưng chủ yếu do một số lý do điển hình như:
- Sai lầm trong việc sử dụng thuốc chữa bệnh: Lạm dụng thuốc và không bổ sung các loại thực phẩm bổ sung vitamin và các chất vi lượng cần thiết cho cơ thể như vitamin A, E, K, C… và sử dụng các loại thực phẩm giúp thanh lọc gan.
- Do bệnh viêm gan B, viêm gan C: Việt Nam là một nước có tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B, C cao, chiếm 77 – 85%.
- Sử dụng các chất kích thích: Hiện tượng gan nhiễm độc do rượu ngày một gia tăng do việc sử dụng các chất có cồn, men rượu, bia ngày càng phổ biến. Rượu chính là nguyên nhân gây xơ gan đứng thứ 2, chỉ sau virus viêm gan B.
- Ăn các thực phẩm không đảm bảo vệ sinh: Những thức ăn ô nhiễm, bẩn thỉu làm gia tăng thêm tình trạng gan nhiễm độc.
Dấu hiệu nhận biết gan nhiễm độc
Các dấu hiệu sau đây có thể giúp bạn nhận biết sớm gan đã bị nhiễm độc để có phương pháp giải độc gan sớm nhất có thể:
- Rối loạn tiêu hóa: Đây là triệu chứng thường gặp nhất, chiếm 60 – 80%). Các dấu hiệu rối loạn tiêu hóa do gan nhiễm độc như: Không muốn ăn, đầy hơi, chướng bụng, ăn không tiêu dẫn đến đau bụng thường xuyên, buồn nôn và nôn, sợ thịt, sợ mỡ, ỉa chảy hoặc táo bón, nước tiểu có màu vàng, phân vàng hoặc bạc. Các triệu chứng trên dẫn đến việc cơ thể bị trì trệ và suy nhược.
- Nổi mụn nhọt, mẩn ngứa, mề đay: Bị ngứa do gan nhiễm độc là tình trạng rất phổ biến. Các mụn nhọt, mẩn ngứa, nổi mề đay là dấu hiệu đặc trưng của bệnh,…. Nguyên nhân nhiễm độc gan gây ngứa là do chức năng gan suy giảm nên việc thải độc cơ thể không còn hiệu quả, chất độc tích tụ gây kích ứng da.
- Đổ mồ hôi: Khi gan bị nhiễm độc, chức năng hoạt động của gan sẽ bị suy giảm nên gây ra tình trạng nóng gan. Dấu hiệu để nhận biết là thường xuyên cảm thấy nóng trong người, đổ mồ hôi nhiều dù nhiệt độ mát mẻ và không quá nóng.
- Hội chứng giả cúm: Hiện tượng này thường gặp trong tổn thương gan giai đoạn sớm với các dấu hiệu như: Đau đầu, sốt, đau các khớp và cơ toàn thân.
- Đau tức vùng hạ sườn phải: Người bệnh thường có cảm giác căng đau vùng thượng vị hoặc hạ sườn phải. Trong một vài trường hợp khác có thể đau bụng dữ dội vùng túi mật.
- Thay đổi màu da: Vàng mắt và vàng da là một trong những dấu hiệu rõ ràng nhất để nhận biết các vấn đề về gan. Nguyên nhân gây ra hiện tượng này là do chất Bilirubin (chất thải màu vàng) được sản xuất từ mật và xử lý tại gan. Khi có nhiều bilirubin trong máu, chất này có thể rò rỉ vào các mô như da và mắt, khiến chúng chuyển thành vàng. Bên cạnh đó, nếu lòng trắng mắt chuyển sang màu vàng thì cho thấy gan của bạn không hoạt động tốt và đã bị nhiễm độc.
- Giảm khả năng tình dục: Gan nhiễm độc có thể dẫn đến rối loạn hệ bài tiết, từ đó ảnh hưởng đến khả năng tình dục. Khi hàm lượng hormon sinh dục giảm sút, sẽ gây mất cân bằng tỷ lệ hormon sinh dục nam và hormon sinh dục nữ. Từ đó dẫn đến suy giảm ham muốn tình dục và liệt dương. Vì vậy, khi bị suy giảm khả năng tình dục không rõ nguyên nhân thì nên đi khám sớm vì rất có thể lý do bắt nguồn từ bệnh gan.

Chẩn đoán và điều trị
Chẩn đoán viêm gan do nhiễm độc
Để chẩn đoán viêm gan do nhiễm độc, bác sĩ sẽ hỏi về bệnh sử, bao gồm thông tin chi tiết về việc sử dụng các loại thuốc, các loại thảo mộc hoặc thực phẩm chức năng không cần toa và lượng rượu tiêu thụ. Bác sĩ cũng sẽ khám lâm sàng chi tiết để xác định sự hiện diện của bệnh gan mãn tính nghiêm trọng.
Các xét nghiệm sau đây có thể được sử dụng để đánh giá sự hiện diện và mức độ nghiêm trọng của tổn thương gan:
- Xét nghiệm chức năng gan bao gồm một loạt các xét nghiệm máu đặc biệt giúp đánh giá hoạt động của gan. Những xét nghiệm này hỗ trợ trong việc xác định mức độ và loại tổn thương gan.
- Siêu âm: Siêu âm sử dụng sóng âm thanh tần số cao để tạo ra hình ảnh của các cơ quan và các hệ thống trong cơ thể. Siêu âm có thể được sử dụng để tạo ra hình ảnh chi tiết của gan.
- Chụp cắt lớp vi tính (CT): Bác sĩ cũng có thể yêu cầu chụp cắt lớp vi tính, còn được gọi là CT scan, để có được hình ảnh hai chiều của gan. CT là kỹ thuật X-quang tạo ra hình ảnh chi tiết hơn của cơ quan nội tạng so với chụp X-quang truyền thống. Công nghệ này sử dụng máy cảm biến X-quang, xoay xung quanh cơ thể, kết nối với một máy tính lớn để tạo ra các hình ảnh cắt ngang bên trong cơ thể.
- Sinh thiết gan: Sinh thiết có thể được thực hiện sau xét nghiệm máu và chụp X-quang nếu bác sĩ còn nghi ngờ về thể loại và mức độ nghiêm trọng của vấn đề ở gan. Sinh thiết là dùng một cây kim mỏng lấy mẫu nhỏ của mô gan. Các mẫu mô được chuẩn bị, nhuộm màu trong phòng thí nghiệm và kiểm tra dưới kính hiển vi.
Điều trị bệnh
Bước đầu tiên và quan trọng nhất trong điều trị viêm gan do nhiễm độc là xác định và loại bỏ các chất gây nhiễm độc như các loại thuốc, thảo dược hoặc rượu.
Trong trường hợp tổn thương gan liên quan đến rượu, bạn có thể tham gia chương trình điều trị như chương trình cai nghiện rượu giấu mặt. Nghiện rượu là chứng nghiện nghiêm trọng, nếu không có mạng lưới điều trị và hỗ trợ thích hợp, nhiều người sẽ bị tái phát và nghiện trở lại.
Bệnh nhân bị xơ gan giai đoạn cuối do rượu có thể được xem xét cấy ghép gan. Tuy nhiên, họ chỉ được chấp nhận cấy ghép gan khi đã hoàn toàn kiêng rượu và theo chương trình điều trị tối thiểu sáu tháng.
Giải độc gan
Giải độc gan cần được xử lý từ bên trong, trong gốc rễ các độc tố từ bên ngoài vào cơ thể. Song cần hơn nữa là phải chủ động chống độc cho gan từ bên trong, ngăn không cho tế bào Kupffer sinh ra nhiều chất độc tấn công gan. Cả hai việc này phải tiến hành song song để gan khỏe mạnh, đảm nhiệm tốt vai trò xử lý, chuyển hóa, loại thải chất độc ra khỏi cơ thể.
Để bảo vệ gan, việc ăn uống, sinh hoạt, nghỉ ngơi điều độ, thăm khám định kỳ là cần thiết. Nên bổ sung các chất chống oxy hóa như vitamin B, C, E, các khoáng chất kẽm, selen… nhằm hỗ trợ gan chuyển hóa độc chất tốt hơn. Đặc biệt, bệnh nhân không nên tự ý dùng thuốc khi chưa được bác sĩ thăm khám hoặc hướng dẫn.
Bảo vệ gan trước nguy cơ nhiễm độc
Trước khi để gan bị nhiễm độc do nhiều nguyên nhân, mỗi người trong chúng ta cần tự bảo vệ gan của mình khỏi các chất độc hại, nguy hiểm.
- Chế độ ăn uống hợp lý giúp tế bào gan hồi phục và tái sinh nhanh hơn; tăng cường chức năng hệ miễn dịch và thúc đẩy hồi phục chức năng gan. Nên ăn nhiều thực phẩm giàu protein và các chất chống mỡ gan; rau xanh, mực, thịt nạc, trứng, cá, các loại đỗ và chế phẩm từ đậu; các thực phẩm chứa nhiều vitamin B1 như: mạch nha, giá, đậu, lạc, rau xanh, hoa quả….; thực phẩm giàu vitamin A như: Bắp cải, tỏi tây, gan động vật, cà rốt, hẹ, sữa bò, lòng đỏ trứng, rau chân vịt,…
- Hạn chế ăn các món ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh, hạn chế tiếp xúc với các chất độc trong không khí như khói bụi, thuốc trừ sâu, phân bón…
- Nên uống nhiều nước, bổ sung vitamin và các chất vi lượng cần thiết cho cơ thể như vitamin A,E, K, C… Đồng thời, sử dụng các loại thực phẩm giúp thanh lọc gan như mướp đắng, tỏi, gấc,… cho lá gan khỏe mạnh hơn.
- Người bệnh nên tìm hiểu kĩ các loại thuốc, liều lượng dùng, uống nhiều nước và cả các nguy cơ có thể mắc phải về các loại thuốc đang và sắp sử dụng. Tuyệt đối, không nên tự ý dùng thuốc khi chưa được bác sĩ thăm khám hoặc hướng dẫn.
- Với những người bệnh cần sử dụng thuốc lâu dài, nên bổ sung thêm các thực phẩm bổ sung, thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ thiên nhiên đã được thử nghiệm lâm sàng để bảo vệ gan, hạ men gan, giải độc và tăng cường chức năng gan, giúp hoạt động chuyển hóa ở gan luôn đảm bảo.
- Duy trì thói quen sống lành mạnh; hạn chế tối đa rượu, bia, và các chất độc trong không khí; nên tập thể dục hằng ngày để tăng cường sức khỏe.
Được ví như tổ hợp các nhà máy chuyển hóa phức tạp của cơ thể như chuyển hóa chất dinh dưỡng, khử độc và loại trừ độc tố ra ngoài cơ thể. Vì thế chúng ta cần phải bảo vệ lá gan của mình, tránh để gan bị nhiễm độc mà ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể.
Leave a reply