Viêm gan B là bệnh truyền nhiễm khá phổ biến do virus viêm gan B (HBV) gây ra. Đây là một vấn đề nghiêm trọng đối với phụ nữ mang thai bởi bệnh viêm gan B có thể truyền sang và ảnh hưởng đến thai nhi. Vậy những điều mẹ nên biết khi bị viêm gan B lúc mang thai là gì để phòng và điều trị kịp thời, đảm bảo sức khỏe cho cả bạn lẫn con trẻ.

Viêm gan B có truyền từ mẹ sang con không?

Một trong ba đường lây truyền viêm gan B là mẹ bầu truyền sang thai nhi. Khoảng 90% phụ nữ mang thai nhiễm virus viêm gan B cấp tính và 10% đến 20% phụ nữ mắc viêm gan B mạn tính sẽ lây truyền virus sang con.

Nếu mẹ bầu bị viêm gan B trong quá trình mang thai thì tỷ lệ lây truyền sẽ phụ thuộc vào thời điểm mắc bệnh.

  • Trong giai đoạn 3 tháng đầu thì tỷ lệ mẹ truyền cho con khoảng 1%.
  • Ở 3 tháng giữa thì nguy cơ thai nhi bị bệnh là 10%.
  • Ở 3 tháng cuối thì khả năng đứa bé sinh ra bị viêm gan B lên tới 60 – 70%.

Nếu người mẹ bị viêm gan B mà không hề hay biết, không có biện pháp ngăn ngừa lây nhiễm trong và sau khi sinh, thì trẻ sẽ có nguy cơ nhiễm bệnh cao lên đến khoảng 90%. Trong số này sẽ có khoảng 50% trẻ bị viêm gan mạn tính và có thể phát triển thành suy gan, xơ gan, ung thư gan khi trưởng thành.

Khi mẹ bầu bị viêm gan B từ trước nhưng đã điều trị bệnh ở mức độ ổn định, virus dưới ngưỡng hoạt động thì thai nhi hầu như không bị lây nhiễm virus viêm gan B từ mẹ.

Trong trường hợp mẹ bầu bị viêm gan B từ trước khi mang thai mà chưa điều trị hoặc chữa không dứt điểm khiến tình trạng bệnh trở nặng vào cuối thai kỳ (virus HBV hoạt động mạnh) thì thai nhi cũng có nguy cơ rất cao bị nhiễm bệnh từ mẹ.

Khi nào mẹ truyền viêm gan B sang con

Quá trình lây nhiễm viêm gan B từ mẹ sang con có khả năng diễn ra ở những thời điểm như:

Giai đoạn mang thai

Thực tế, tỷ lệ trẻ mắc bệnh viêm gan B ngay từ khi mẹ còn đang mang thai không vượt quá 2%. Điều này có thể do giữa máu của mẹ bầu và thai nhi có một “bức tường” ngăn cách, gọi là bánh nhau thai. Do đó, trừ khi “hàng rào” này chịu tổn thương, virus viêm gan B sẽ không thể tiếp cận trẻ từ máu của mẹ.

Giai đoạn chuyển dạ sinh con

Ngược lại với thời điểm trên, quá trình sinh nở là thời điểm virus Hepatitis B dễ lây từ mẹ sang bé nhất. Theo thống kê, hơn 90% trường hợp trẻ sơ sinh nhiễm mầm bệnh viêm gan siêu vi B ngay trong giai đoạn này. Do đó, trong trường hợp mẹ bầu nhiễm virus, trẻ sau khi sinh sẽ phải được tiêm phòng viêm gan B càng sớm càng tốt. Tỷ lệ mắc bệnh của trẻ có thể lên đến 95% nếu bước này bị bỏ qua.

Giai đoạn cho con bú

Những trường hợp trẻ bị viêm gan B do bú sữa mẹ nhiễm virus là cực kỳ hiếm. Thực tế, mầm bệnh viêm gan B có thể lẫn trong sữa mẹ nhưng với hàm lượng rất ít. Do đó, tỷ lệ nguy cơ lây nhiễm viêm gan siêu vi B qua con đường sữa mẹ vô cùng thấp.

Nguyên nhân trẻ nhiễm virus viêm gan B trong giai đoạn này có thể bắt nguồn từ:

  • Đầu vú của mẹ có vết thương.
  • Miệng của trẻ bị thương tổn.
  • Huyết thanh chứa virus viêm gan B tiếp xúc với máu của trẻ khi trẻ bú trực tiếp.

Chính ví lý do này, mẹ bị viêm gan siêu vi B đang cho con bú nên lưu ý những việc như sau:

  • Vệ sinh đầu vú trước và sau khi trẻ bú.
  • Cho trẻ bú đúng cách.
  • Chăm sóc đầu vú cẩn thận, đặc biệt phòng ngừa chảy máu khi đầu vú nứt.

Ảnh hưởng từ viêm gan B tới mẹ và thai nhi

Ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi

Virus viêm gan B sống hầu hết trong máu và dịch sinh dục của mẹ bầu và không truyền qua được nhau thai. Vì vậy, nó không gây ảnh hưởng nhiều cho quá trình phát triển của thai nhi như những loại virus khác như rubella, cúm,… Bà mẹ mang virus viêm gan B thì thai nhi vẫn tăng trưởng bình thường, không bị dị tật thai nhi.

Chỉ khi người mẹ bị viêm gan B nặng ở 3 tháng cuối thai kỳ thì sẽ có nguy cơ sinh non. Chính vì vậy, điều quan trọng nhất của người mẹ nếu bị bệnh này chính là biết cách phòng tránh tối đa khả năng lây nhiễm cho thai nhi.

Nhiễm virus viêm gan B có thể rất nghiêm trọng cho trẻ sơ sinh, thậm chí đe dọa đến tính mạng. Trẻ sơ sinh nhiễm virus viêm gan B có nguy cơ cao (lên đến 90%) trở thành người mang mầm bệnh. Trẻ cũng có thể truyền virus cho người khác. Khi trưởng thành, khoảng 25% trường hợp sẽ có nguy cơ chết vì xơ gan hoặc ung thư gan. Bên cạnh đó, nhiễm HBV cấp tính xảy ra sớm trong thai kỳ có liên quan đến tỉ lệ lây truyền chu sinh 10%. Tỷ lệ lây truyền tăng đáng kể nếu nhiễm trùng cấp tính xảy ra vào lúc hoặc gần lúc sinh, với tỉ lệ được báo cáo lên tới 60%.

Bà mẹ mang thai khi đang điều trị kháng virus cần thông báo ngay cho bác sĩ để thảo luận về nguy cơ và lợi ích của việc tiếp tục điều trị.

Tiếp tục điều trị có thể có nguy cơ cho thai nhi, trong khi ngừng điều trị có thể gây ra nguy cơ viêm gan bùng phát cho bà mẹ. Có thể xem xét ngừng điều trị cho người phụ nữ không có xơ gan.

Ảnh hưởng của viêm gan B đến bà bầu

Bà mẹ mang thai có thể nhiễm siêu vi B trước hoặc trong khi mang thai, nhưng phần lớn là nhiễm từ trước khi mang thai.

Siêu vi B không gây ảnh hưởng xấu cho tiến trình mang thai cũng như bào thai, thai vẫn phát triển tốt và không có nguy cơ dị dạng. Quan trọng là nguy cơ truyền bệnh cho thai nhi, nếu trẻ không được bảo vệ ngay sau khi sinh thì 50% số trẻ này sẽ bị viêm gan mạn và có nguy cơ bị xơ gan lúc trưởng thành. Tỷ lệ bị viêm gan cấp ngay sau sinh là 5-7% mà không có biểu hiện triệu chứng rõ ràng.

Với những bà mẹ mang thai mắc viêm gan B, viêm gan C nếu được phát hiện sớm sẽ được cảnh báo thận trọng khi có thai và hẹn khám định kỳ chức năng gan, xử lý sớm sẽ tốt hơn.

Tiêm phòng viêm gan B để bảo vệ cho trẻ

Các bà mẹ cần làm gì trong trường hợp nhiễm viêm gan B

Dù là bị nhiễm trước hay trong thời gian mang thai, mẹ cũng cần báo ngay với bác sĩ chuyên khoa với đầy đủ thông tin như: Bị bệnh từ bao giờ, đã được điều trị chưa, quá trình điều trị như thế nào, thời gian uống thuốc,… để bác sĩ theo dõi tình hình bệnh của mẹ, đồng thời đưa ra những biện pháp xử trí kịp thời và thích hợp.

Trong thời gian mang bầu, mẹ cần thiết lập một chế độ dinh dưỡng phù hợp để bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể. Vì viêm gan B sẽ khiến mẹ bầu thường xuyên cảm thấy mệt mỏi nên cần nghỉ ngơi nhiều, tránh làm việc và lao động căng thẳng hay áp lực.

Tiêm phòng viêm gan B cho trẻ

Theo kết quả từ nhiều cuộc nghiên cứu, hơn 90% trường hợp trẻ nhỏ nhiễm viêm gan B là mãn tính.

Do đó, để ngăn chặn tình trạng này xảy ra, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã khuyến nghị tất cả trẻ sơ sinh đều cần phải được chích ngừa viêm gan B.

Cụ thể hơn, thời gian “vàng” để tiêm mũi đầu tiên là 24 giờ kể từ lúc trẻ chào đời. Ba mũi vắc xin tiếp theo sẽ lần lượt được tiêm cho trẻ vào ba tháng kế tiếp. Việc tiêm phòng viêm gan B có khả năng hạn chế tối đa nguy cơ virus lây từ mẹ sang bé.

Khả năng bảo vệ cơ thể của vắc xin viêm gan B có thể lên đến 98–100%. Đồng thời, phòng ngừa virus viêm gan B cũng đồng nghĩa với việc hạn chế sự phát triển của một số vấn đề nguy hiểm hơn ở gan, chẳng hạn như:

Chính vì lý do này, biện pháp phòng ngừa viêm gan siêu vi B tốt nhất là tiêm chủng.

Ở Việt Nam, vắc xin viêm gan B sản xuất trong nước đã được thông qua và áp dụng rộng rãi từ năm 1997. Hiện tại, Công ty Vắc xin và Sinh phẩm số 1 đang chịu trách nhiệm sản xuất loại chế phẩm đặc hiệu này.

Qua những thông tin trên, có thể thấy rằng, để có 1 thai kỳ khỏe mạnh và sinh con an toàn, người mẹ trước khi mang thai cần thực hiện tiêm phòng đầy đủ cũng như khám sức khỏe định kỳ để đảm bảo cơ thể mạnh trước khi quyết định mang thai.

Điều này sẽ phòng ngừa được nguy cơ lây nhiễm sang cho con. Đồng thời ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, tránh các đồ uống có cồn hay các đồ uống kích thích để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh.