Viêm gan B là một cái tên quen thuộc với nhiều người. Bệnh viêm gan B gây ra rất ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh cả về đời sống sinh hoạt và các hoạt động xã hội. Vậy những điều cần thiết nhất ta cần biết khi nhắc đến bệnh viêm gan B là gì? Hãy cùng tìm hiểu để có thêm kiến thức về bệnh, đồng thời có thể giúp bạn những câu hỏi thường gặp về viêm gan B.
Viêm gan B là bệnh gì?
Viêm gan B thuộc nhóm bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, gây ra bởi virus viêm gan B – HBV. Virus này ảnh hưởng lớn đến tế bào gan, tấn công và tàn phá gan trong âm thầm. Bệnh có thể gây nhiễm trùng gan, biến chứng xơ gan, thậm chí ung thư gan nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời.
Bệnh được phân loại thành hai nhóm chính gồm:
- Viêm gan siêu vi B cấp tính: Thường xảy ra trong vòng 6 tháng kể từ khi phơi nhiễm với virus, có nguy cơ tiến triển thành mãn tính nếu không được điều trị kịp thời, hiệu quả
- Viêm gan siêu vi B mãn tính: Thay vì bị đào thải, virus gây viêm gan tiếp tục sống trong cơ thể người bệnh trong thời gian dài
Bệnh viêm gan B có lây không?
Viêm gan B lây truyền từ người bệnh sang người lành bằng đường máu, qua tinh dịch và các dịch cơ thể khác. Như vậy ta rút ra được những đường truyền phổ biến sau:
- Quan hệ tình dục mà không có biện pháp dự phòng.
- Sử dụng chung các vật dụng có khả năng nhiễm cao như bơm kim tiêm, dao, kéo, … với người bị nhiễm bệnh.
- Lây truyền từ người mẹ bị nhiễm viêm gan B sang con.
Viêm gan B không lây truyền qua tiếp xúc thông thường hoặc nước bọt. Nếu bạn sống cùng nhà với người bệnh nhiễm Viêm gan B, việc ăn, uống chung hoặc nhờ người bệnh chuẩn bị thức ăn cho bạn là hoàn toàn an toàn. Những hành động như ho, hắt hơi, ôm hoặc hôn không thể lây truyền virus Viêm gan B. Người nhiễm Viêm gan B không bắt buộc phải dùng dụng cụ ăn uống riêng hoặc sống tách biệt.
Triệu chứng của bệnh viêm gan B là gì?
Tùy thuộc vào sức đề kháng và lối sống của mỗi người mà biểu hiện bệnh cũng khác nhau. Nhiều người sống chung với virus 20 năm mà không có vấn đề gì nghiêm trọng đến sức khỏe. Tuy nhiên, khi bị virus xâm nhập ít nhiều gan cũng sẽ bị tổn thương, các biểu hiện thường gặp là sốt, mệt mỏi, chán ăn, đau dạ dày, buồn nôn, nôn, nước tiểu sẫm màu, đau khớp và vàng da vàng mắt.
Viêm gan B gây ảnh hưởng gì tới sức khỏe?
Nếu sức đề kháng của bạn tốt và có lộ trình theo dõi bệnh phù hợp theo sự hướng dẫn của bác sĩ, kết hợp với chế độ ăn, luyện tập thể dục phù hợp thì sẽ kìm hãm được sự nhân lên của virus và làm cho sức khỏe ổn định lượng virus sẽ giảm dần và bệnh tình của bạn cũng cải thiện. Trường hợp này được xem là viêm gan B tự khỏi.
Nếu sức đề kháng của bạn kém và tạo điều cho virus phát triển thì virus sẽ sinh sôi nhanh chóng và phá hủy tế bào gan trầm trọng. Khi đó bạn sẽ dễ dạng bị mắc xơ gan, ung thư gan.
Viêm gan B có gây ảnh hưởng tới thai nhi không?
Bà mẹ mang thai bị mắc viêm gan B có khả năng lây bệnh cho con. May mắn là việc lây truyền bệnh có thể được dự phòng bằng cách tiêm vacxin phòng viêm gan B trong vòng 12 giờ ngay sau khi đứa bé ra đời. Ngoài ra, nếu bà mẹ được phát hiện viêm gan B sớm có thể và tùy vào tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ xem xét việc có cần điều trị thuốc kháng virus để dự phòng lây cho con lúc sinh sau này không.

Viêm gan B có chữa hết được không?
Cơ hội chữa khỏi viêm gan B phụ thuộc vào dạng cấp tính hoặc mạn tính. Cụ thể:
- Viêm gan B cấp tính: Không cần điều trị cụ thể theo một phác đồ nào vì có tới 95% bệnh nhân hồi phục sau thời gian tự phát. Phần lớn người bệnh chỉ cần nghỉ ngơi hợp lý và thực hiện các biện pháp điều trị hỗ trợ theo lời khuyên của bác sĩ.
- Viêm gan B mạn tính: Gồm nhóm bệnh nhân có virus viêm gan B không hoạt động và nhóm bệnh nhân có virus viêm gan B hoạt động. Người bệnh có virus ở dạng không hoạt động cần theo dõi định kỳ, chưa cần điều trị đặc trị. Với bệnh nhân có virus hoạt động, bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng cụ thể để lựa chọn thuốc điều trị đặc trị theo dạng uống hoặc dạng tiêm cho phù hợp. Tuy nhiên, mục đích của việc điều trị chỉ là ngăn chặn virus HBV phát triển gây tổn thương gan, hình thành xơ gan và ung thư gan. Thời gian điều trị tùy thuộc vào từng bệnh nhân, có thể kéo dài từ một vài năm đến cả đời. Cơ hội chữa khỏi bệnh dứt điểm rất thấp.
Chẩn đoán, xét nghiệm viêm gan B bằng cách nào?
Để xét nghiệm có bị mắc viêm gan B hay không, bác sĩ sẽ chỉ định lấy máu và xét nghiệm. Các xét nghiệm dưới đây là những chỉ điểm quan trọng giúp chẩn đoán chính xác căn bệnh nguy hiểm này:
- Xét nghiệm HBsAg: HBsAg chính là kháng nguyên bề mặt của virus viêm gan B. Nếu kết quả là HBsAg (+) nghĩa là cơ thể đang bị nhiễm virus viêm gan B.
- Xét nghiệm Anti-HBs: Đây là xét nghiệm kiểm tra khả năng miễn dịch của cơ thể đối với virus viêm gan B. Nếu một người đã được tiêm ngừa vắc xin viêm gan B hoặc đã bị nhiễm virus viêm gan B và khỏi bệnh, cơ thể sẽ tạo ra kháng thể chống lại virus và xét nghiệm anti-HBs sẽ cho kết quả dương tính . Nồng độ Anti-HBs >10mUI/ml được xem là có tác dụng bảo vệ cơ thể khỏi virus viêm gan B.
Câu hỏi về bệnh viêm gan B: Điều trị viêm gan B bằng cách nào?
Một chế độ làm việc nghỉ ngơi hợp lý, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng là cách thức tốt nhất để duy trì sức khỏe với người bị viêm gan B. Một số trường hợp nặng sẽ phải nhập viện điều trị.
Đối với người bị viêm gan B mạn tính, việc xét nghiệm chức năng gan định kỳ là một việc làm cần thiết để theo dõi sức khỏe.
Điều trị viêm gan b bằng thuốc kháng virus là quá trình điều trị lâu dài, người bệnh phải tuân thủ chặt chẽ hướng dẫn sử dụng thuốc để tránh tạo ra các chủng virus đề kháng thuốc. Các loại thuốc được bác sĩ kê đơn bao gồm:
- Tenofovir (TDF) 300mg/ngày hoặc Entecavir (ETV) 0,5mg/ngày
- Lamivudin (LAM) 100mg/ngày sử dụng cho người bệnh xơ gan mất bù hoặc phụ nữa mang thai.
- Adefovir (ADV) được dùng phối hợp với lamivudine khi có tình trạng kháng thuốc
Liệu trình điều trị kéo dài từ 6-12 tháng. Người bệnh cần theo dõi chặt chẽ tác dụng phụ của thuốc để xử trí kịp thời.
Làm sao để phòng ngừa nhiễm bệnh viêm gan B?
Phương án đầu tiên trong việc phòng ngừa viêm gan B được các chuyên gia khuyến cáo đó là tiêm ngừa vắc xin viêm gan B đầy đủ ở các trung tâm tiêm chủng uy tín. Bên cạnh đó, cần xây dựng lối sống lành mạnh bằng cách không dùng thuốc tiêm gây nghiện, sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục, tránh dùng chung dụng cụ có thể vấy máu…. Đặc biệt, chủ động bảo vệ gan bằng các tinh chất thiên nhiên đã được kiểm chứng lâm sàng về tính an toàn, hiệu quả.
Trên đây những câu hỏi thường gặp về bệnh viêm gan B và những câu trả lời tương ứng. Mong rằng sẽ giúp bạn hiểu thêm về căn bệnh này và biết cách phòng tránh để bảo vệ sức khỏe của bạn tốt hơn.
Leave a reply